Hội nghị đánh giá cây xạ đen cho chuỗi giá trị bền vững tại vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương
Posted on 05 September 2022
Trong khuôn khổ hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, dự án VFBC do USAID tài trợ, hội nghị đánh giá các loại cây trồng dược liệu được tổ chức tại xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình vừa được tổ chức vào giữa tháng 8 năm 2022.
Hội nghị diễn ra với sự tham gia của khoảng 40 đại biểu là cán bộ Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, các cán bộ kỹ thuật của dự án, đại diện các hộ sản xuất dược liệu tại địa phương cùng một số doanh nghiệp liên quan.
Theo đánh giá của tư vấn kỹ thuật của dự án, trong số 187 loài cây thuốc đang được các hộ dân trồng trong vùng, Xạ đen là loại cây trồng được đánh giá cao và có tiềm năng lớn nhất để trở thành trọng tâm chuỗi giá trị bền vững tại đây. Các hộ dân xã Yên Trị đã khá quen thuộc với cây Xạ đen, tuy nhiên, tại địa phương chưa có quy trình hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chọn loài, chọn giống, nhân giống, trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến đạt chuẩn. Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đánh giá, Dự án sẽ kết hợp với Ban quản lý VQG Cúc Phương hỗ trợ bà con cải thiện quy trình kỹ thuật từ nuôi trồng, chế biến, đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn để nhận chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm, đến tạo mạng lưới tiêu thụ tương lai.
Tại hội nghị, biên bản ghi nhớ cũng đã được ký kết giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, Trung tâm Giống vật nuôi, thủy sản và Vườn Quốc gia Cúc Phương, làm tiền đề cho việc hợp tác phát triển chuỗi giá trị dược liệu trong vùng đệm các rừng, nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương và giảm áp lực tiêu cực đối với rừng và tài nguyên rừng.
Theo đánh giá của tư vấn kỹ thuật của dự án, trong số 187 loài cây thuốc đang được các hộ dân trồng trong vùng, Xạ đen là loại cây trồng được đánh giá cao và có tiềm năng lớn nhất để trở thành trọng tâm chuỗi giá trị bền vững tại đây. Các hộ dân xã Yên Trị đã khá quen thuộc với cây Xạ đen, tuy nhiên, tại địa phương chưa có quy trình hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chọn loài, chọn giống, nhân giống, trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến đạt chuẩn. Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đánh giá, Dự án sẽ kết hợp với Ban quản lý VQG Cúc Phương hỗ trợ bà con cải thiện quy trình kỹ thuật từ nuôi trồng, chế biến, đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn để nhận chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm, đến tạo mạng lưới tiêu thụ tương lai.
Tại hội nghị, biên bản ghi nhớ cũng đã được ký kết giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, Trung tâm Giống vật nuôi, thủy sản và Vườn Quốc gia Cúc Phương, làm tiền đề cho việc hợp tác phát triển chuỗi giá trị dược liệu trong vùng đệm các rừng, nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương và giảm áp lực tiêu cực đối với rừng và tài nguyên rừng.